CHỨNG NHẬN ISO
1. ISO LÀ GÌ?
ISO là tên viết tắt của International Organization for Standardization – tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế có vai trò lập ra các các tiêu chuẩn quốc tế, ban hành các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp để sử dụng trên thế giới.
Tiêu chuẩn ISO là hệ thống quy tắc đã được đưa vào chuẩn hóa ở phạm vi quốc tế nhằm hỗ trợ các tổ chức có thể duy trì hoạt động và phát triển. Từ đó, các giá trị của doanh nghiệp, tổ chức được nâng cao trong mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có bộ tiêu chuẩn ISO riêng biệt.

2. CHỨNG NHẬN ISO LÀ GÌ?
Chứng nhận ISO là khi một doanh nghiệp, tổ chức được một tổ chức chứng nhận, thường là pháp nhân có tư cách pháp lý, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận ISO. Doanh nghiệp đạt chứng nhận ISO khi có Hệ thống quản lý tuân theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO tương đương.
3. CÁC TIÊU CHUẨN ISO PHỔ BIẾN
3.1 Tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập với nhiệm vụ hỗ trợ mọi loại hình, quy mô tổ chức trong hoạt động xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực. Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập xuất phát từ sản xuất kinh doanh cũng như mọi quy mô tổ chức và được duy trì bởi Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.

3.2 Tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 có tên đầy đủ là ISO 9001:2015, là tiêu chuẩn duy nhất nằm trong bộ ISO 9000 về Hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất và được các tổ chức, doanh nghiệp áp dụng lên Hệ thống quản lý chất lượng riêng.
Đến nay, tiêu chuẩn ISO 9001 gồm 5 phiên bản:
- ISO 9001:1987: phiên bản đầu tiên thiên về thuần sản xuất và tài liệu.
- ISO 9001:1994: không thay đổi nhiều so với phiên bản trước, hướng vào sản xuất.
- ISO 9001:2000: cải tiến vượt bậc với các phiên bản trước đó khi có tính linh động và bao quát hơn. Tiêu chuẩn này áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất và cung ứng dịch vụ, đảm bảo hiệu quả trong quản lý quy trình và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- ISO 9001:2008: so với phiên bản trước đó, tiêu chuẩn này chỉ có một vài thay đổi về thuật ngữ.
- ISO 9001:2015: phiên bản mới nhất và nâng cấp so với phiên bản đầu tiên. Chủ yếu tập trung vào kiểm soát và quản lý hệ thống trên cơ sở rủi ro nhắm tới phát triển bền vững.

3.3 Tiêu chuẩn 14001
Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn kết hợp với cách tiếp cận ISO 9001 đã được quốc tế công nhận về quản lý an toàn thực phẩm nhằm kiểm soát và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở nhiều cấp độ. Tiêu chuẩn này thể hiện một tổ chức, thương hiệu có thể kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng thực phẩm luôn an toàn.

3.4 Tiêu chuẩn 20000
ISO 20000 là tiêu chuẩn đặc biệt đầu tiên ở phạm vi quốc tế áp dụng cho hệ thống quản lý dịch vụ công nghệ thông tin. Tiêu chuẩn này được thiết lập nhằm xác định và quản lý các quá trình then chốt liên quan đến hoạt động chuyển giao dịch vụ công nghệ thông tin hiệu quả dựa trên cơ sở nền tảng thực tiễn tối ưu nhất nhằm hướng đến kinh doanh xác thực và các ưu tiên hàng đầu có thể kiểm soát.

3.5 Tiêu chuẩn 22000
ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế bao gồm cách tiếp cận ISO 9001, quản lý an toàn thực phẩm và HACCP để chứng nhận an toàn thực phẩm ở tất cả cấp độ.
